Huyện Cần Giuộc ở đâu? Thông tin địa lý, hành chính, văn hóa và đất đai bạn cần biết sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây:
Contents
- Vị trí địa lý huyện Cần Giuộc
- Văn hóa tại huyện Cần Giuộc
- Lễ hội tín ngưỡng dân gian: có 97 lễ hội
- Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc, múa hát thờ trong khi tế chỉ có một hình thức là nhạc lễ và diễn trò lễ:
- Nghề truyền thống tại Cần Giuộc
- Nghệ thuật cổ truyền
- Phong tục tập quán người dân Cần Giuộc
- Văn hóa ẩm thực tại Cần Giuộc
- Tri thức dân gian còn sót lại
- Di tích – Danh thắng tại Cần Giuộc
- Tình hình bất động sản ở Cần Giuộc
Vị trí địa lý huyện Cần Giuộc
Huyện Cần Giuộc ở đâu?
Huyện Cần Giuộc nằm ở phía đông nam của tỉnh Long An, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía tây giáp huyện Bến Lức
- Phía nam và tây nam giáp huyện Cần Đước
- Phía bắc giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số huyên Cần Giuộc
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 215,10 km², dân số là 214.914 người, mật độ dân số đạt 999 người/km².
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ Biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua đang được xây dựng.
Địa hình
Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Hiện nay hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.
- Vùng thượng gồm: Thị trấn Cần Giuộc và 7 xã là Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý
- Vùng hạ có 7 xã là: Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu. Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4m. Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85 km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản.
Hành chính
Huyện Cần Giuộc có bao nhiêu xã, thị trấn?
Huyện Cần Giuộc có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cần Giuộc (huyện lỵ) và 14 xã: Đông Thạnh, Long An, Long Hậu, Long Phụng, Long Thượng, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lại, Phước Lâm, Phước Lý, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Tân Tập, Thuận Thành.
Văn hóa tại huyện Cần Giuộc
Lễ hội tín ngưỡng dân gian: có 97 lễ hội
1. Có 49 lễ hội là Lễ Cầu An, chủ yếu vào tháng Giêng, một vài nơi cuối tháng Chạp hoặc đầu tháng 2, đối tượng thờ là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Lễ Cầu An ở Cần Giuộc, tuy là lễ hội được tổ chức trọng thể nhất trong các lễ hội khác ở đình làng các xã so với các lễ hội Hạ điền, Cầu bông,… nhưng về mặt quy mô vẫn ở mức trung bình, nghi thức vẫn chưa đầy đủ nên toàn bộ lễ hội ở Cần Giuộc vẫn là hội lệ
2. Có 2 lễ hội gắn với nhân vật được thờ là Hai Bà Trưng:
- Miếu Lộc Trung ở ấp Lộc Trung, xã Mỹ Lộc
- Nguyễn Văn Thành: đình Phú Thành ở ấp Phú Thành, xã Phước Lý
3. Có 1 lễ hội có đối tượng thờ đặc biệt là Anh hùng liệt sĩ thuộc miếu Vong Uất ở ấp Phước Hưng, xã Phước Lâm
4. Có 6 lễ hội là cúng Hạ điền, thời gian khoảng tháng 4 đến tháng 5 thờ Thần Nông
5. Có 8 lễ hội là cúng Cầu bông, thời gian khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 thờ Thần Nông
6. Có 5 lễ hội cúng bà Chúa Xứ, thờ Chúa Xứ Nương Nương chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3
7. Có 19 lễ hội là cúng Bà Ngũ Hành, thờ Ngũ Hành Nương Nương, thời gian chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3
8. Có 1 lễ hội là cúng Thổ Thần
9. Có 1 lễ hội là cúng Tống phong
10. Có 6 lễ hội là cúng Tiên sư ở ấp Mương Chài.
Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc, múa hát thờ trong khi tế chỉ có một hình thức là nhạc lễ và diễn trò lễ:
- Lễ vật dâng thánh trong Lễ Cầu An hầu hết là tế lợn sống, hoặc đầu lợn sống
- Lễ vật dâng thánh trong lễ cúng Hạ điền, cầu bông là gà, xôi nếp
- Lễ vật dâng thánh trong lễ cúng Bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành là gà, xôi nếp
- Có 1 lễ hội duy nhất lễ vật là đồ chay (cơm chay, trái cây) là lễ Cầu An, đình Lộc Tiền, ấp Lộc Tiền, xã Mỹ Lộc. Lý giải: do cộng đồng cư dân vùng này đa số là tín đồ đạo Cao Đài.
Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có trò chơi dân gian.
Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc đều đọc sớ bằng âm Hán Việt chữ quốc ngữ.
Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có tổ chức rước (rước sắc, rước văn, rước nước, rước thánh).
Việc tổ chức hát cho dân làng xem trong lễ hội, chỉ có hình thức tuồng và cải lương, nhưng hiện nay không còn.
Lễ hội là cúng Miếu Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, đa số có hát bóng rỗi, múa mâm vàng.
Nghề truyền thống tại Cần Giuộc
Huyện Cần Giuộc còn 7 nghề truyền thống:
1. Nghề mộc: nằm rải rác ở các xã trong huyện
2. Nghề rèn: còn 50 hộ làm nghề tại xã Trường Bình
3. Nghề se nhang còn 71 hộ làm nghề tại 2 xã: Phước Lâm, Thuận Thành
4. Nghề đóng ghe: chủ yếu ở các xã vùng hạ
5. Nghề chằm lá: chủ yếu ở các xã vùng hạ Phước Vĩnh Đông
6. Nghề đan mây tre chủ yếu ở các xã vùng thượng như: Phước Lý, Phước Lâm, Phước Hậu
7. Nghề đánh bắt cá: chủ yếu ở các xã vùng hạ
8. Nghề cổ truyền có số lượng người tham gia làm nghề đông nhất: Nghề chằm lá
9. Nghề cổ truyền có số lượng người tham gia làm nghề ít nhất nhưng trên nhiều địa bàn nhất: Nghề mộc.
Nghệ thuật cổ truyền
Huyện Cần Giuộc còn tồn tại sáu loại hình nghệ thuật cổ truyền, đó là: nhạc lễ, nhạc tài tử, múa lân, dân ca (hò đối đáp, hò cấy, hát lý), lò võ, bóng rỗi tại 16 xã, thị trấn:
- Loại hình nghệ thuật còn tồn tại phổ biến nhất: nhạc tài tử (35 nơi), dân ca (19 nơi), nhạc lễ (15 nơi)
- Loại hình nghệ thuật còn nhiều nghệ nhân nhất: nhạc lễ, nhạc tài tử: 24 nghệ nhân, dân ca: 17 nghệ nhân, bóng rỗi: 12.
Phong tục tập quán người dân Cần Giuộc
Phong tục tập quán ở Cần Giuộc về cơ bản cũng giống như ở Cần Đước. Trong 19 phong tục, tập quán truyền thống, đa số nhân dân ở Cần Giuộc không còn theo các tục lệ đầy cử, đổi tên (phần âm) cho con, bán con cho phật cho thánh, xuống đồng, hàn thực, cơm mới. Các tục lệ mừng thọ, lên lão, cúng thổ địa ít người còn theo. Tục dựng nêu, hạ nêu rất hiếm người theo và hầu như không còn ai theo.
Tại 17 xã, thị trấn huyện Cần Giuộc còn lưu giữ được 11 phong tục, tập quán truyền thống, trong đó:
- 8 phong tục Thôi nôi đầy tháng, Thờ cúng gia tiên, Rằm tháng Giêng, Thanh minh tảo mộ, Đoan Ngọ, Xá tội vong nhân (rằm tháng 7), trung thu, cúng ông Công ông Táo là còn nhiều người theo.
- 3 phong tục mừng thọ, lên lão, cúng thổ địa là có ít người theo.
Việc bảo lưu phong tục tập quán ở Cần Giuộc không mang giá trị tuyệt đối về mức độ bảo lưu từng phong tục. Cụ thể trong 8 phong tục tập quán còn bảo lưu ở Cần Giuộc, có những phong tục cộng đồng còn lưu giữ nhưng không còn giữ đúng như giá trị của nó do nhiều điều kiện khác nhau.
Văn hóa ẩm thực tại Cần Giuộc
- Cần Giuộc hiện còn các món ăn đặc sản là mắm còng, cua lột, tôm sú, cốm ngò, lịch cũ
- Món ăn nổi tiếng nhất ở Cần Giuộc: cốm ngò.
Tri thức dân gian còn sót lại
Huyện Cần giuộc hiện còn:
- 34 người biết chữ nho
- 19 người biết bói toán, xem phong thủy
- 45 thầy lang gia truyền
- 30 thầy cúng.
=> Dịch vụ trích lục giấy tờ nhà đất Cần Giuộc giá rẻ
Di tích – Danh thắng tại Cần Giuộc
Toàn huyện hiện còn lại tổng cộng khoảng 14 di tích:
- Di tích lịch sử khu vực Rạch Bà Kiểu: ở ấp Lũy, xã Phước Lại
- Di tích lịch sử khu vực Cầu Kinh là nơi xảy ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở vùng Hạ Cần Giuộc (từ 5/6 đến 20/07/1967) ở ấp I, xã Phước Vĩnh Tây
- Di tích lịch sử khu vực Gò Sáu Ngọc ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm
- Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim
- Di tích lịch sử khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim
- Di tích lịch sử Đình Chánh Tân Kim
- Di tích lịch sử văn hóa Chùa Tôn Thạnh gắn liền sự tích ông Tăng Ngộ ở ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc
- Di tích khảo cổ học Rạch Núi ở ấp Tây, xã Đông Thạnh
- Di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Bà Ngũ Hành ở xã Long Thượng
- Di tích lịch sử văn hóa Chùa Thới Bình tọa lạc tại ngã ba Vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại
- Di tích chùa Thạnh Hòa
- Nghĩa trang Cần Giuộc.
Tình hình bất động sản ở Cần Giuộc
Vị trí địa lý nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh
Cần Giuộc là huyện cửa ngõ giữa tỉnh Long An và TP.HCM, tiếp giáp với Nhà Bè và Bình Chánh, cách KĐT Phú Mỹ Hưng khoảng 10km khi di chuyển theo đường ĐT826C.
Từ Cần Giuộc bạn chỉ cần di chuyển:
- 5 phút đến chợ Bình Chánh
- 20 phút đến địa giới TP.HCM
- 30 phút đến KĐT Phú Mỹ Hưng
Trong tương lai, khi có tuyến Metro số 4 (nối liền Quận 12 – trung tâm thành phố với cảng Hiệp Phước) thời gian di chuyển từ Cần Giuộc đến các quận trung tâm càng nhanh hơn.
Nhờ vị trí địa lý, thị trường bất động sản Cần Giuộc còn được hưởng lợi từ sự phát triển của Nhà Bè và Bình Chánh, đặc biệt trước thông tin 2 huyện này của TP.HCM sẽ lên quận trong tương lai gần.
Nhiều công trình giao thông kết nối với TP.HCM
Bên cạnh đó, hưởng lợi từ các chính sách tăng cường liên kết vùng giữa Long An và TP.HCM, địa bàn huyện Cần Giuộc cũng có nhiều dự án hạ tầng – giao thông mở mới và nâng cấp, như:
- Dự án mở rộng Quốc lộ 50 đoạn đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc (Long An) có số vốn đầu tư 2.150 tỷ đồng.
- Dự án đường song hành Quốc lộ 50 nối từ Nhà Bè (TP.HCM) đến tỉnh Tiền Giang, đi qua huyện Cần Giuộc có số vốn đầu tư 18.673 tỷ đồng.
- Nâng cấp đường ĐT826C (Cần Giuộc) nối liền với đường Lê Văn Lương (Nhà Bè, TP.HCM), dự kiến vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
- Nâng cấp đường ĐT826E (Cần Giuộc) nối liền với đường Long Hậu (Nhà Bè, TP.HCM), dự kiến vốn đầu tư gần 5.100 tỷ đồng.
Trong đó, đường ĐT826E sẽ là tuyến đường kết nối với Quốc lộ 50, trục động lực Tây Nam đến Khu Công nghiệp Long Hậu, đường Nguyễn Văn Tạo TP.HCM và kết nối với Cảng Quốc tế Long An, Khu Công nghiệp Hiệp Phước, TP.HCM.
Ngoài ra, thị trường nhà đất Cần Giuộc còn được hưởng lợi từ các dự án hạ tầng – giao thông trọng điểm của TP.HCM như Vành đai 3, cao tốc Bến Lức – Long Thành và dự án tuyến Metro số 4 kéo dài từ Thạnh Xuân (Quận 12) – Chợ Bến Thành (Quận 1) – cảng Hiệp Phước (Nhà Bè.)
Hiện hữu nhiều khu công nghiệp mới
Cần Giuộc hiện có nhiều khu công nghiệp lớn như:
Khu công nghiệp Long Hậu
Khu công nghiệp Tân Kim
Khu công nghiệp Nam Tân Lập
Khu công nghiệp Bắc Tân Lập
Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An (108ha) cũng đã giải phóng mặt bằng khoảng 100ha đất.
Sự xuất hiện của các khu công nghiệp ở Long An luôn kéo theo sự phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực xung quanh, các hàng quán sẽ mở cửa để phục vụ nhu cầu các nhân công các khu công nghiệp
Khu vực nào có tiện ích – dịch vụ càng phát triển thì nhà đất gia khu vực đó càng gia tăng. Cũng như ở Bình Dương, giá nhà đất xung quanh các khu công nghiệp VSIP, Sóng Thần ngày càng cao.
Các khu công nghiệp cũng thúc đẩy phát triển các dự án đô thị vệ tinh tại đây. Đến nay, thị trường bất động sản Cần Giuộc đã có 30 dự án quy mô từ 10 – 420ha được triển khai.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/
Xem thêm: